Thông tin bản đồ quy hoạch sông Hồng đang được tiến hành triển khai như thế nào? Hãy cùng ketqua.net.vn tìm hiểu chi tiết về dự án quy hoạch này cụ thể ra sao nhé.
Mục tiêu bản đồ quy hoạch Sông Hồng mới nhất
Đồ án Quy hoạch sông Hồng đặt ra các mục tiêu nhằm cụ thể hóa các định hướng chung của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 – tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt như sau:
1. Quy hoạch
Thực hiện đồng thời cùng với loại hình quy hoạch: phòng chống thiên tai, lũ lụt, xây dựng đê điều. Góp phần xây dựng và hiện thực hóa quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn đi ngang Hà Nội theo địa giới được mở rộng. Từ đấy, phù hợp với việc đồng bộ quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Hà Nội.
2. Đảm bảo an toàn mùa mưa lũ
Bản đồ Quy hoạch sông Hồng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về vấn đề lũ sông Hồng kết hợp với việc cải tạo theo Luật Đê Điều. Mục đích là để đảm bảo hệ thống giao thông đường thủy, ổn định dòng nước chảy, ngăn chặn việc ngập lụt cho khu vực xảy ra
3. Định hướng tương lai
Bản đồ Quy hoạch đô thị sông Hồng được quy hoạch xây dựng dọc 2 bên sông theo đúng định hướng của Thành phố Hà Nội. Xây dựng được nét đặc trưng riêng cùng hệ thống công viên cây xanh, con đường ven sông, các trung tâm công cộng và dịch vụ văn hóa du lịch, thể thao,… Cùng với đó là các khu đô thị ven sông, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
4. Chức năng của khô đô thị sau quy hoạch
Khu đô thị chính là không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử cùng cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm cùng với các chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, dịch vụ văn hóa du lịch, các giá trị giải trí biểu tượng của Thành phố Hà Nội nhằm phục vụ vào mục đích du lịch của thành phố
Thông tin về bản đồ quy hoạch sông Hồng mới nhất
Đoạn từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long
Địa phận này được quy hoạch thành không gian sinh thái, bảo tồn tính tự nhiên trên cơ sở các làng xóm ven đô dần đô thị hóa và đất bãi, đất nông nghiệp của các quận huyện: Mê Linh, Đông Anh, Bắc Từ Liêm và Đan Phượng.
Tai đây cũng định hướng phát triển công viên chuyên đề với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, vận chuyển.
>> Rủi ro khi mua nhà ở xã hội mà người mua cần biết được
Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì
Phía Bắc gồm làng xóm đô thị hóa như các quận : Long Biên,Đông Anh và khu đất bãi được nghiên cứu xây dựng.
Phía Nam thuộc các quận nội đô như: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.
Khu vực này được định hướng đa chức năng với các công trình văn hóa công cộng, thương mại dịch vụ và không gian cảnh quan nhằm phát triển tính giải trí của đô thị ở khu bãi giữa, trục không gian lịch sử liên kết hồ Tây và Cổ Loa.
Đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Mễ Sở
Đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Mễ Sở là không gian sinh thái trọng tâm của bản đồ khu đô thị sông Hồng, với các khu nông nghiệp trồng hoa màu, trồng rau, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản và phát triển các làng nông nghiệp truyền thống..
Định hướng của đoạn này đó là bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên, văn hóa nhằm phục vụ cho du lịch và phát triển đa chức năng gắn với hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển, làng nghề Bát Tràng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bản đồ quy hoạch sông Hồng, ngoài ra bạn có thể tham khảo các thông tin kinh doanh khác nhé.