Một trong những mối lo lớn nhất của khách hàng khi gửi tiền đó là sợ ngân hàng phá sản, vậy khi nào ngân hàng phá sản, cách lấy lại tiền như nào? Cùng ketquanet365.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Ngân hàng phá sản khi nào?
Một ngân hàng được coi là phá sản khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, chẳng hạn như không thể trả lãi suất hay chi phí cho các hoạt động vận hành. Trong tình huống này, ngân hàng có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Một ngân hàng có thể rơi vào tình trạng phá sản vì những nguyên nhân sau:
- Nợ xấu tích tụ: Khi số lượng các khoản vay không trả nợ hoặc không trả đủ lãi tăng lên, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong duy trì hoạt động.
- Thiếu vốn: Không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay hoặc đối phó với rủi ro tài chính sẽ khiến ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn và có thể phá sản.
- Rủi ro tài sản: Nếu tài sản mất giá hoặc không thể thanh lý, ngân hàng sẽ không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Quản lý yếu kém: Sự quản lý không hiệu quả hoặc chiến lược kinh doanh không phù hợp có thể làm cho ngân hàng gặp phải khó khăn tài chính.
Khi ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao?
Khi ngân hàng phá sản, người gửi tiền có thể không nhận lại toàn bộ số tiền đã gửi mà chỉ được đền bù thông qua bảo hiểm tiền gửi. Trước khi gửi tiền, khách hàng thường được tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro. Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 (Điều 4, Điều 6), ngoại trừ Ngân hàng Chính sách, tất cả các ngân hàng khác đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi cho các khoản tiền của cá nhân gửi tại tổ chức đó.
Mức đền bù tối đa hiện nay là 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi, theo Quyết định 32/2001/QĐ-TTg. Ngoài khoản đền bù này, khách hàng còn có thể nhận thêm một phần tiền sau khi ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản. Tuy nhiên, tiền thanh lý sẽ được phân bổ theo thứ tự ưu tiên như sau: chi phí phá sản, nợ lương, trợ cấp thôi việc, các loại bảo hiểm và quyền lợi của người lao động trước khi đến lượt các khoản tiền gửi của khách hàng
Người gửi tiền nhận lại tiền khi ngân hàng phá sản thế nào?
Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP, để nhận tiền bảo hiểm, người gửi tiền cần xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trong trường hợp ủy quyền hoặc thừa kế, người nhận tiền phải có các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hoặc ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Nếu người gửi tiền có sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm, họ cũng phải xuất trình để xác nhận việc gửi tiền tại ngân hàng. Đối với những trường hợp mua các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu do ngân hàng phát hành, người được bảo hiểm tiền gửi cũng phải nộp đủ các chứng chỉ đó để nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ lập danh sách những người được trả tiền bảo hiểm theo số tiền tương ứng và thông báo công khai về địa điểm, thời gian, cũng như phương thức trả tiền qua báo chí.
Trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Trả tiền bảo hiểm tiền gửi là quá trình người gửi tiền nhận lại khoản bảo hiểm trong trường hợp tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia bảo hiểm tiền gửi không thể chi trả tiền gửi cho khách hàng. Theo quy định, thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm bắt đầu khi:
- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản không tiếp tục áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản.
- Hoặc NHNN có văn bản xác nhận chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả.
Thời hạn trả tiền bảo hiểm là trong vòng 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tối đa là 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi cho tất cả các khoản tiền gửi của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg.
Xử lý số tiền vượt hạn mức bảo hiểm: Nếu số tiền gửi của người gửi vượt quá hạn mức bảo hiểm (125 triệu đồng), phần vượt quá sẽ được xử lý trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng
Xem thêm: Thống kê XSCM 17/1/2022, thống kê tần suất loto Cà Mau
Xem thêm: Thống kê XSMT 10/2/2022 dự đoán XSMT chính xác
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ngân hàng phá sản, mong rằng qua đây bạn đã nắm được các thông tin hữu ích rồi nhé.